Khi tham quan một số tòa nhà cao tầng, chúng ta có thể bắt gặp những thanh vuông làm nhiệm vụ dẫn điện giữa các tầng. Đó là hệ thống busway trong tòa nhà. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu hệ thống busway là gì, cấu tạo hệ thống busway.

Hệ thống busway trong tòa nhà của Siemens
1. Hệ thống busway là gì ?
Hệ thống thanh dẫn busway là hệ thống dẫn điện, sử dụng thay thế cáp điện, nhưng được chế tạo ở dạng thanh có vỏ bọc cứng và các dây dẫn được chuyển thành dạng lõi đồng hoặc nhôm, đựợc phủ vật liệu cách điện. Các thanh dẫn có chiều dài tối đa là 3 m, đuợc kết nối bằng đầu nối, và có thể có vị trí lấy điện hay không tuỳ thiết kế và tùy vị trí lắp đặt trong toà nhà.
Việc thiết kế hệ thống busway trong toà nhà có thể có nhiều loại trục dẫn, nhưng nhìn chung có 3 loại như sau:
- Kết nối từ Transformer ra tủ phân phối chính (LV Panel) (horizontal rise).
- Kết nối từ Generator ra tủ phân phối chính (LV Panel) (horizontal rise).
- Trục thanh dẫn từ Tủ phân phối lên các tầng (vertical rise).
- Ngoài ra có thể có các nhánh rẽ (dùng T connections).
2. Phân biệt busbar, busway, busduct.
Busway được định nghĩa bởi NEMA (hiệp hội những nhà sản xuất TBĐ quốc gia (của Mỹ): là hệ thống phân phối điện được chế tạo sẵn có các lõi dẫn điện trong vỏ bọc bảo vệ (Bus bar), bao gồm phần thanh cái cơ bản, các đầu nối, thiết bị, và phụ kiện. Một cách đầy đủ: hệ thống thanh dẫn busway bao gồm các lõi dẫn điện, vật liệu cách điện, vỏ, và các phụ kiện liên quan. Như vậy Busbar đơn giản chỉ là thanh dẫn điện đơn, còn Busway là bao gồm nhiều thanh Busbar có bọc cách điện xếp sát nhau và được bảo vệ bằng vỏ.
3. Ưu điểm so với cáp điện của hệ thống busway là gì ?
- Khả năng dẫn điện rất lớn, có thể lên đến 6300A, 7500A - Ít tổn hao và có khả năng trích lấy điện từ 1 trục thanh dẫn ra tại nhiều vị trí khác nhau trên thanh dẫn
- Tính thẩm mỹ cao, và tiết kiệm diện tích lắp đặt, tiết kiệm diện tích tủ phân phối điện chính.
- Cuối cùng, với một mức dòng hoạt động nhất định (1000A cho lõi nhôm, Từ 1250A hoặc 1600A trở lên cho lõi đồng), toàn bộ chi phí sử dụng cho hệ thống thanh dẫn busway, sẽ rẻ hơn khi sử dụng cáp điện truyền thống.
4. Các nhà sản xuất hệ thống thanh dẫn busway.
Trên thế giới thanh dẫn bắt đầu được dùng phổ biến từ thập kỷ 80 tại châu Âu, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc. Có hàng trăm hãng sản xuất hệ thống thanh dẫn busway chuyên nghiệp, nhưng nhìn chung chỉ có các hãng sau đây là nổi tiếng và có sản phẩm bán rộng rãi trên toàn cầu:

Thị phần hệ thống thanh dẫn busway trên thế giới
Tại thị trường Việt Nam, hiện có 8 nhà cung cấp hệ thống thanh dẫn busway chính vào Việt nam, và thứ tự thị phần tại Việt nam trong 2008 như biểu đồ sau:

Thị phần hệ thống thanh dẫn busway tại thị trường Việt Nam
Đặc điểm nổi bật nhất là các hãng toàn cầu (Schneider, Siemens, LS Cable, GE, Eaton) đều dùng hệ thống thanh dẫn busway vỏ nhôm trong khi 3 trong 4 hãng từ Malaysia (PPB, Henikwon, Translite, Megaduct) dùng vỏ sắt (gọi là vỏ kim loại).
Tất cả các hãng toàn cầu đều có test ngắn mạch 1s, 3s ở mức cao (tối đa 150, 200KA). trong khi các hãng từ Malaysia có mức test này thấp hơn nhiều, thậm chí có vài hãng chỉ có test 6 Cycle, 3 Cycle (6 chu kỳ - 0.1s, 3 chu kỳ -0.05s). (Căn cứ trên catalogue), không có test 1s, 3s.
Các hãng GE/SIEMENS/SCHENIDER không chào bán Busway sản xuất tại Mỹ, Châu Âu vào Việt Nam mà chào bán loại sản xuất từ China vào Việt nam do cơ cấu của các hãng. Các hãng này sản xuất tại Mỹ thì dùng công nghệ Epoxy, còn sản xuất tại châu Á thì dùng Mylar -một loại film hãng Dupont sản xuất, cuộn như cuộn băng keo, và cuốn vào lõi dẫn điện trong thanh dẫn. Chỉ duy nhất Schenider còn giữ lại công nghệ Mylar tại Mỹ, trong khi vẫn sản xuất Epoxy. Việc duy trì sản xuất Mylar tại Mỹ để đáp ứng yêu cầu cắt giảm chi phí của người mua khi có yêu cầu.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về hệ thống BUSWAY - BUSDUCT, Hãy Liên Hệ Chúng Tôi !